1. Thử thách bản thân với “Ngày không tiêu tiền”
Minh, một nhân viên ngân hàng, đã thực hiện một kế hoạch để giảm thiểu chi tiêu của mình sau khi anh quyết định dọn ra ở riêng. Người đàn ông 27 tuổi này quyết định “không chi tiêu gì” tối thiểu 3 ngày mỗi tuần cho 1 tháng tiếp theo. Trong thời gian đó, anh hạn chế mua sắm, ngay cả những cốc cà phê buổi sáng.
Để dễ theo dõi chi tiêu, Minh ghi chép các chi tiêu của mình ra sổ, đồng thời tạo một gói tiết kiệm trong Savy với tên gọi “Thử thách bản thân 1 tháng”. Vào những ngày “không tiêu” anh sẽ gửi những khoản tiền nhỏ không cần thiết như một cốc cà phê buổi sáng, một bữa trưa, vé xem phim,... vào gói tiết kiệm này.
Anh nghĩ đây là một cách thú vị để “tiêu mà không tiêu”, hơn nữa vẫn nhận lãi 5,5%/năm nữa. Và từng ngày tài khoản của anh ngày một nhiều lên nhờ những khoản chi nhỏ không cần thiết ấy, khiến cho Minh cảm thấy như có thêm động lực để tăng số “ngày không tiêu” của mình từ 3 ngày lên 5 ngày mỗi tuần.
Sau 1 tháng thực hiện thử thách, với 16 ngày không tiêu, Minh đã tiết kiệm được 1,760,000 VNĐ. Và số tiền này đã tạo động lực cho anh tiếp tục thử thách này dài hơi hơn với mục tiêu 3 tháng.
Tương tự như Minh, hãy thử thách bản thân với những ngày không tiêu tiền. Và hãy nâng số ngày lên nếu bạn cảm thấy thú vị. Sau đó, tổng kết số tiền tiết kiệm được trong những ngày đó, bạn sẽ thấy bất ngờ với kết quả thu được đấy!
2. Cắt giảm những chi tiêu không cần thiết
Có thể bạn không mua cà phê hay trà sữa mỗi ngày nhưng lại dành tiền cho những nhu cầu khác như đi xem phim hay mua quà tặng cho những người quan trọng. Chính những chi phí cho cà phê buổi sáng hay những món ăn vặt hàng ngày chính là nguyên nhân khiến bạn không thể tiết kiệm tiền.
Hãy kiểm lại những thói quen tiêu dùng, chi tiêu hàng ngày của bạn, quyết định xem những như cầu nào là không cần thiết và cắt giảm nó. Cách đơn giản này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền một cách hiệu quả.
3. Theo dõi cho tiêu và lập danh sách những đồ dùng cần mua
Nếu bạn không biết tiền của mình đang ở đâu và không biết đã tiêu vào việc gì, thì nên theo dõi chi tiêu của bạn. Lập một bảng liệt kê những thứ bạn đã chi tiêu. Kiểm tra nó vào cuối tháng và xem xét bạn đã lãng phí vào những mục gì, sau đó, hãy điều chỉnh vào tháng sau.
Ngoài ra, hãy lập danh sách những thứ bạn cần mua. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào nhu cầu cần thiết, tránh lãng phí và tiết kiệm thời gian mua sắm.
4. Mua đồ giảm giá
Ảnh hưởng từ bên ngoài là yếu tố to lớn tác động đến lựa chọn chi tiêu. Tỉnh táo và phân tích các lí do bạn muốn mua một món hàng nào đó.
Nếu cần một món hàng nào đó nhưng chưa gấp, bạn có thể chờ đến khi giá món hàng giảm. Bên cạnh đó, hãy học cách kiềm chế trước những món hàng đang giảm giá nhưng không thật sự cần thiết.
5. Sử dụng một chiếc ví nhiều ngăn
Chiếc ví không chỉ đơn giản là vật dụng để bạn để giấy tờ tùy thân, tiền bạc, nó còn phát huy tác dụng giúp bạn tiết kiệm tiền mọi lúc mọi nơi một cách tốt nhất.
Hãy sử dụng một chiếc ví nhiều ngăn và sử dụng cho việc tiết kiệm tiền một ngăn bí mật (tốt nhất là ngăn có khóa kéo). Mỗi lần bạn chuẩn bị chi tiêu hay mua sắm bất cứ thứ gì, hãy để vào ngăn bí mật một số tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng thậm chí nhiều hơn khi bạn mua được mặt hàng giá rẻ nhờ khả năng trả giá của chính mình.
Khi cuối tuần tới bạn hãy cất số tiền này vào một tài khoản tiết kiệm khác. Thực hiện đều đặn như vậy, đến cuối năm chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên vì số tiền tiết kiệm mà bạn có được từ ngăn bí mật của chiếc ví.
6. Suy nghĩ trước khi thanh toán
Mỗi khi vào siêu thị mua đồ, trước khi thanh toán, bạn nên dừng lại để kiểm kê những mặt hàng thực sự không cần thiết và bỏ nó ra khỏi danh sách chi tiêu. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản và dành số tiền đó cho những mục cần thiết khác.
7. Chọn phương thức “bất tiện” khi rút tiền
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại và hệ thống ngân hàng hiện nay, con người đã có thể dễ dàng gửi và rút tiền trực tuyến. Tuy điều này sẽ mang lại cho bạn những tiện ích nhất định nhưng có một ngày bạn sẽ phải hối hận khi số tiền bạn tiết kiệm được bỗng biến mất chỉ sau một vài cú nhấn phím để thanh toán hóa đơn mua sắm hoặc tài khoản tiết kiệm sẽ chạm đáy chỉ sau một lần rút tiền từ máy ATM. Vậy, làm thế nào để hạn chế tình trạng “vung tay quá trán nhờ công nghệ” này? Câu trả lời rất đơn giản: hãy khiến cho khả năng truy cập tài khoản của bạn trở nên khó khăn hơn. Để làm được điều này, bạn có thể gửi tiền tiết kiệm tiền gửi trong nhiều ngân hàng khác nhau từ tài khoản hằng ngày của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cắt thẻ ATM để bạn phải đích thân đến ngân hàng mỗi khi rút tiền, chọn nơi rút tiền xa nhà hoặc nơi làm việc của bạn và trong thời gian không thuận tiện.
Và cũng đừng quên ứng dụng TPBank Savy sẽ luôn là bạn đồng hành với bạn trong hành trình tiết kiệm nhé!