Nếu như bạn không có đủ tiền để chi tiêu, có lẽ bạn chỉ cần một là tiêu ít đi, hai là kiếm nhiều tiền hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn quyết định rằng bạn có cần đi làm thêm để tăng thu nhập hay không.
Dù là bạn đang chật vật vì nợ nần hay đang tiết kiệm được một khoản tiền cọc kha khá, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy cuộc sống có thể sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu như mình có thêm “chút” thu nhập. Và nếu bạn không trông chờ gì vào việc được tăng lương cho công việc hiện tại, hay là được thừa kế tài sản kếch xù của một người họ hàng giàu có, thì tìm kiếm một công việc làm thêm thứ hai (hay thậm chí thứ ba, thứ tư) có vẻ sẽ là một giải pháp hợp lí cho bạn. Nhưng trước khi bạn rải CV đi khắp mọi nơi, hãy cùng tìm hiểu những điều dưới đây và cân nhắc xem mình có thực sự muốn nhận thêm việc không nhé.
1. Cắt giảm những chi phí không cần thiết
Cách đơn giản nhất để có thêm nhiều tiền là chi tiêu ít đi. Tất nhiên nói thì dễ, làm được hay không thì còn tùy. Nếu như bạn chưa có một kế hoạch chi tiêu thì giờ chính là lúc bạn nên tự lập một cái cho mình. Hãy đảm bảo rằng danh sách đó bao gồm tất cả những khoản chi thường ngày và theo dõi kỹ càng những khoản chi tiêu “quá tay”. Điều quan trọng là bạn phải biết được tiền của mình sẽ đươc tiêu như nào trước khi bạn kiếm thêm.
Hãy bắt đầu cắt giảm chi tiêu bằng việc đặt ra giới hạn cho những thú vui giải trí hay sở thích của bản thân. Bạn sẽ biết được mình cần dành bao nhiêu tiền hàng tháng cho danh mục đó trong kế hoạch và vẫn có thể thoải mái vui chơi trong giới hạn mà bạn tự đặt ra. Ngoài ra, bạn có thể tìm nhiều cách để tận hưởng xả láng những thứ bạn yêu thích mà không cần phải tiêu tốn quá nhiều.
Ví dụ nhé, thay vì đi shopping ở trung tâm thương mại mỗi cuối tuần để bắt kịp xu hướng thời trang, hãy thử đi mua sắm tại những cửa hàng đồ cũ hoặc đang giảm giá để tìm được những bộ đồ cũng giống như vậy nhưng với giá “mềm” hơn nhiều. Chỉ gọi một đồ uống chứ không phải hay hay ba những lúc “happy hour” tại quán, hoặc bạn có thể tự sơn móng tay thay vì đến một tiệm làm móng đắt tiền.
Tiếp đến, “hóa đơn” chính là chi phí định kỳ mà bạn cần để mắt tới. Hãy thử xem xem liệu bạn có thể giảm bớt hay loại bỏ hoàn toàn một loại hóa đơn nào đó không? Phí truyền hình cáp đắt đỏ nhưng bạn lại không xem hết các kênh hay show truyền hình trên đó chẳng hạn? Hay các chương trình hội viên và phí dài hạn mà bạn chẳng mấy khi cần dùng đến. Hãy tái chế hoặc tái sử dụng đồ đạc thay vì mua đồ mới. Để tiết kiệm tiền xăng xe, bạn thử đi xe đạp hoặc đi chung xe với người khác xem sao?
Tất cả những điều thay đổi nhỏ này có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản lớn đó, dẫn dần, nó cũng sẽ ngang ngửa với thu nhập của một công việc làm thêm thôi.
2. Tính toán những khoản thu nhập tiềm năng
Nói tới việc làm thêm, bạn hãy tự hỏi bản thân xem mình có thể làm việc gì và như thế nào? Làm việc theo hợp đồng? Làm việc tự do? Đi giao báo mỗi sáng? Làm bảo vệ ca đêm? Hay đăng bán đồ mà bạn tìm được trên eBay?
Dù là loại hình công việc nào đi chăng nữa, chúng sẽ có những lịch trình làm việc và mức lương khác nhau, bạn sẽ cần phải tham khảo thêm nhiều đấy. Hãy tính toán thời gian rảnh mà mình có, đừng bỏ quên những khoảng thời gian bạn sẽ dùng để gặp gỡ bạn bè, để ngủ, hay đơn giản là để nghỉ ngơi. Nhân chúng lên với mức lương trung bình của công việc mà bạn đang cân nhắc để ước lượng được khoản thu nhập tiềm năng.
Trong lúc tham khảo, hãy nghĩ tới những chi phí đi kèm với công việc mà bạn đang mường tượng. Liệu bạn có cần sắm quần áo mới hay đồng phục không? Mất bao xa và bao nhiêu tiền xăng để lái xe đi đi lại lại như vậy? Công việc đó có đòi hỏi những chứng chỉ hay cấp phép đặc biệt không?
Và tất nhiên, đừng quên thuế nhé! Làm một phép trừ cho tất cả những con số vừa nêu ở trên rồi bạn sẽ biết được bạn có thể kiếm được thêm bao nhiêu tiền với công việc làm thêm đó.
3. Cân nhắc về những giá trị vô hình
Trước khi chìm đắm trong trong tưởng tượng về số tiền mà bạn sắp kiếm được, hãy suy nghĩ cẩn thận về những thứ còn quan trọng hơn tài chính. Có những thứ không thể mua được bằng tiền, bạn biết đấy?
Người ta nói, khi bạn làm việc nhiều hơn, bạn sẽ có ít thời gian để dành cho bản thân, do đó, bạn cần xét xem bao nhiêu thời gian là quan trọng với bạn. Bạn có sẵn sàng bỏ qua những sự kiện cộng đồng, họp mặt gia đình, hay thời gian thư giãn xem ti vi nếu như tất cả những thứ này đi ngược lại với thời gian làm việc của bạn? Liệu bạn còn có thời gian để tập gym hay chơi đùa với các con của bạn?
4. Đưa ra quyết định
Sau khi có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính cũng như các khả năng phía trước, giờ là lúc để bạn đưa ra quyết định. Bạn có thực sự cần thêm tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình không hay đó chỉ là một khoản nhỏ thêm vào. Nếu nó chỉ là một khoản nhỏ thêm vào thì bạn hãy cân nhắc những giá trị vô hình để xác định xem nó có đáng không nhé.
Quyết định là của bạn. Hãy lấy giấy bút ra lập một danh sách tài chính cho bản thân hoặc là nộp đơn xin một công việc mới.
Ứng dụng TPBank Savy sẽ giúp bạn thực hiện kế hoạch tiết kiệm dễ dàng và hiệu quả hơn. Bạn có thể gửi góp từ những khoản tiền nhỏ nhất (30.000VNĐ trở lên) từ nhiều ngân hàng khác nhau mà không hề mất phí. Hành trình tiết kiệm sẽ không còn cô đơn bởi đã có Sóc Savy đáng yêu vui tính đi theo và giúp bạn giữ kỉ luật tiết kiệm.
Không thử sao biết! Tải ứng dụng Savy về dùng thử thôi nào!
- Dành cho người dùng Android
- Dành cho người dùng iOS