Mắc sai lầm về tiền bạc luôn là những điều khó có thể tránh khỏi với bất cứ ai trong chúng ta, với tuổi 20 bạn hoàn toàn có thể thoải mái mắc sai lầm để trưởng thành hơn. Nhưng với tuổi 30 thì đã đến lúc bạn không thể trả giá cho những sai lầm như thế nữa mà cần nghiêm túc để đối mặt với vấn đề tiền bạn của mình. 5 sai lầm về tiền bạc cần dưới đây bài học hữu ích mà các bạn nên ghi nhớ nếu muốn trở nên giàu có.
30 là độ tuổi mà ai trong chúng ta cũng nên nghiêm túc trong kế hoạch chi tiêu tiền bạc cũng như về vấn đề tài chính của mình. Hãy cùng tìm hiểu về những sai lầm về tiền bạc sau đây để có thể khắc phục nếu bạn không muốn mình vẫn luôn nghèo nàn.
1. Không nghiêm túc trong việc lập ngân sách
Là một người trẻ ở độ tuổi 20, bạn có thể sống ở nhà với bố mẹ hoặc chia sẻ các chi phí sinh hoạt trong nhà với một bạn cùng phòng. Kết quả là, có thể bạn sẽ chi tiêu một cách nông nổi và rốt cuộc chẳng còn đồng nào giắt lưng. Nếu bạn có sự lộn xộn về tài chính, bạn có thể dễ dàng gặp phải khó khăn và có cảm giác rằng ngân sách là điều không cần thiết. Còn một vấn đề nhỏ nữa là: Cuối cùng bạn sẽ phải tự chịu trách nhiệm đối với bản thân.
Khi đến tuổi 30, bạn phải bỏ lại phía sau việc mua sắm bốc đồng và những thói quen xấu và nghiêm túc đối với việc quản lý tiền bạc của mình. Lập ngân sách là một trong những cách hay nhất để duy trì việc kiểm soát vấn đề tài chính của bạn. Bạn có thể đánh giá chính xác tiền của mình đi đâu và phân bổ số tiền nhất định cho các hạng mục chi tiêu để giảm nguy cơ chi tiêu quá tay và đảm bảo có đủ tiền mặt cho các mục tiêu tài chính khác như xây dựng một quỹ phòng trường hợp bất trắc, mua nhà, trả nợ… Giờ bạn đã là một người trưởng thành, bạn cần cư xử với tiền bạc theo cách của một người trưởng thành.
2. Dùng thẻ tín dụng để thỏa mãn những thứ mình muốn
Đăng ký một cái thẻ tín dụng là một việc thông minh ở độ tuổi 20. Một chiếc thẻ tín dụng sẽ khởi nguồn cho lịch sử tín dụng của bạn và giúp bạn tiếp cận với nguồn vốn trong trường hợp khẩn cấp. Không may là một số người trẻ ở độ tuổi 20 phụ thuộc quá nhiều vào thẻ tín dụng và dần dần đã mắc phải món nợ lớn. Nhưng khi bạn chạm ngưỡng 30 tuổi, thì đã tới lúc quên thẻ tín dụng đi và sống phần lớn bằng tiền mặt.
Dùng thẻ tín dụng để thỏa mãn những thứ mình muốn sẽ không có kết thúc tốt đẹp. Bạn càng nợ nhiều thì càng khó tiết kiệm cho tương lai, và khoản thanh toán tối thiểu cao sẽ khiến bạn không thể trang trải nổi chi phí sinh hoạt. Ở độ tuổi 30, một chiếc thẻ tín dụng chỉ nên dùng trong trường hợp bất đắc dĩ. Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng, hãy đảm bảo bạn trả đủ số tiền tối thiểu phải trả mỗi tháng.
3. Phớt lờ việc tiết kiệm cho thời kỳ nghỉ hưu
Khi ở độ tuổi 20, thì việc tiết kiệm cho thời kỳ nghỉ hưu có thể là việc cuối cùng mà bạn nghĩ đến. Ở độ tuổi 30 thì bạn không thể trì hoãn việc tiết kiệm cho tương lai nữa. Với mỗi năm bạn trì hoãn tiết kiệm cho thời kỳ hưu trí, thì sau này bạn sẽ phải làm việc thêm 1 năm nữa, và ai mà lại muốn như vậy chứ? Hãy trao đổi với công ty bạn về việc tham gia đóng góp cho quỹ hưu trí và cân nhắc việc đa dạng hóa các khoản tiết kiệm hưu trí bằng một tài khoản hưu trí cá nhân.
Nếu bạn không muốn hoặc không có khả năng tiết kiệm một khoản to. Hãy cân nhắc việc tiết kiệm từng khoản nhỏ với TPBank Savy. Việc tiết kiệm sẽ trở nên thật đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết, ngay chính trên chiếc điện thoại di động của bạn.
4. Dựa quá nhiều vào sự hỗ trợ của cha mẹ
Tự lập ở độ tuổi 20 là một việc khó. Mức lương khởi điểm có thể không đủ trang trải cho chi phí sinh hoạt và bạn sẽ phải viện đến sự hỗ trợ của bố mẹ. Không có gì phải xấu hổ khi yêu cầu được giúp đỡ, nhưng khi bạn đã ở độ tuổi 30 thì bạn cần đứng trên đôi chân của chính mình.
Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ cần trợ giúp về mặt tài chính nữa, nhưng thay vì lần nào gặp khó khăn về tài chính cũng chạy đến bố mẹ, hãy nỗ lực tự mình giải quyết vấn đề. Bạn sẽ làm gì nếu bố mẹ không thể giúp được? Bạn có thể bán những vật dụng không cần đến, yêu cầu nhà tuyển dụng cho làm thêm giờ, giảm thiểu chi tiêu.
5. Bỏ qua việc bảo hiểm y tế và các hình thức bảo hiểm khác
Một số người trẻ vẫn phụ thuộc vào bảo hiểm y tế của bố mẹ tới tận khi đã 26 tuổi. Khi khi đã đến lúc phải tự mua bảo hiểm y tế thì họ lại cảm thấy không cần bảo hiểm vì họ khỏe và chỉ phải đến bác sỹ mỗi năm một lần. Nhưng nếu chỉ vì hiện tại bạn đang khỏe thì không có nghĩa là mai bạn sẽ khỏe. Càng già, bạn sẽ càng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và chỉ một lần đi cấp cứu ở bệnh viện cũng đủ vét sạch tài khoản tiết kiệm của bạn. Ngay cả khi bạn không thể mua được hình thức bảo hiểm tốt nhất, thì có bảo hiển vẫn hơn không.
Bạn cũng cần ngừng phớt lờ các nhu cầu bảo hiểm khác như bảo hiểm thương tật trong điều kiện bạn không thể làm việc trong hơn 2 tuần do chấn thương hoặc ốm, và bảo hiểm của bên thuê. Hình thức bảo hiểm này sẽ chi trả những chi phí mất mát tài sản trong điều kiện hỏa hoạn, mất trộm hoặc các tổn hại về tài sản khác. Cuộc sống thường chứa đựng nhiều bất ngờ ngoài dự tính, vì vậy tốt nhất hãy chuẩn bị càng sớm càng tốt.
Vậy nên, để sẵn sàng cho tuổi 30, hãy bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ. Savy chắc chắn sẽ là một trợ thủ đắc lực giúp bạn hoàn thành mục tiêu tiết kiệm của mình. Nếu không tin, bạn có thể thử tải ứng dụng TPBank Savy về và bắt đầu lập kế hoạch tiết kiệm nhé!